Kỹ thuật chiết cành và ươm cành
ABC của kỹ thuật chiết cành
Một chút lý thuyết...
Chiết cành hay còn gọi là nhân giống cho người trồng nhiều lợi
thế. Thế nhưng kỹ thuật đơn giản này lại thường làm những người mới trồng đắn
đo. Trong bài này bạn sẽ hiểu về sinh học của cây, cành... và thực hiện chiết
cành như một kỹ thuật đơn giản cần thiết.
1. Sinh lý học của cây
Trong cây, nước có chứa muối được hòa tan và hấp thụ bởi rễ
cây sau đó được chuyển lên phía trên cao của cây qua đường ống của thân cây.
Trên ống của thân cây có chứa nhiều đường dẫn dinh dưỡng. Những đường dẫn này
là những tế bào chết có hình dạng ống. Những ống này phân bố nước và hợp chất
dinh dưỡng hòa tan ở bên trong cho toàn bộ cây. Đường (Gluco) được tạo ra trên
lá cây nhờ phản ứng quang hợp sau đó được chuyển bằng những đường dẫn trên vỏ
cây (những tế bào sống) xuống dưới rễ để cung cấp đường (Gluco) cho rễ (cây
quang hợp được nhờ CO2 trong không khí, Ánh sáng của đèn và nước được cung cấp
từ những đường dẫn dinh dưỡng vừa nói).
Thực tế thì cây không thể tự bơm nước qua ống dẫn của thân
cây để cung cấp lên phần trên của cây. Việc này được thực hiện bởi một hệ thống
vật lý đơn thuần - Sự thoát hơi. Trên lá của cây phần dưới có những lỗ khí (Nơi
xảy ra phản ứng quang hợp). Những lỗ khí này sử dụng nước có trong không khí và
từ rễ cây cung cấp để quang hợp --> sự thoát hơi nước ---> tạo ra áp suất
cao từ đó nước ở phía dưới có thể dễ dàng chuyển tiếp tục lên phía trên nhờ sự
chênh lệch áp suất này. Hiện tượng vật lý đơn giản này còn gọi là sự thoát hơi
nước, nó đảm bảo cho cây luôn lấy được nước từ rễ cây. Khi cây không được tưới
hoặc sức nóng trong không gian trồng cỏ quá lớn thì những lỗ khí trên cây sẽ
đóng lại để tránh việc thoát hơi nước xảy ra (việc này làm chậm sự phát triển của
cây).
Trong một cành được chiết, hiện tượng thoát hơi nước vẫn tiếp
tục xảy ra dưới ánh đèn (quang hợp) nhưng yếu hơn nhiều do cành được chiết khi
cắt ra từ cây chưa có rễ để hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng có trong đất.
Để hạn chế sự thoát nước của cây thông thường khi chiết cành người ta cắt bớt
lá của cành được chiết đi để cân bằng sinh lý cho cành được chiết (nhưng cung
ko cắt nhiều quá bởi cành sử dụng để nhân giống cũng cần lá để quang hợp nhằm
cung cấp đường cho toàn bộ cành).
Để cây có thể phát triển và nở hoa, cây cần có nhiều lá và
nhiều nước, bởi thế cây cần nhiều rễ để có thể cung cấp nước cùng chất dinh dưỡng
cho cây. Cành dùng để chiết sẽ sử dụng hóc môn Auxine có sẵn trong cành và hóc
môn này sẽ làm thay đổi những tế bào của cành này tạo ra 1 khoảng phồng lên ở
đoạn cuối của cành và từ phần phù lên này sẽ phát triển ra nhiều rễ cây.
Trong cành cây thường có tỉ lệ hóc môn Auxine (tạo rễ) rất
ít, cần khoảng 1 tháng để cành được chiết có thể mọc rễ nếu ko có sự trợ giúp của
những hóc môn bên ngoài. Để giảm bớt quá trình tạo rễ của cành được chiết, người
ta sử dụng hóc môn trợ giúp có dạng gel hoặc bột, hiệu quả cũng giống nhau
nhưng cách sử dụng khác nhau một chút.
2. Những yếu tố để chiết cành thành công
2.1. Nhiệt độ :
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng. Cần phải sử dụng lồng kính hoặc
để những cành được chiết trong 1 không gian đủ ấm và giữ ở nhiệt độ này liên tục.
Cần phải tránh sự thay đổi nhiệt độ quá thường xuyên. Không khí càng bí thì khả
năng thành công càng cao - do đó thường người ta xếp những cành được chiết sát
lại với nhau trong một lồng kính. Nhiệt độ có thể để giao động từ 18-22 độ là tốt
nhất. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì khoảng nhiệt độ để thành công
là 18-25, nếu giảm xuống thấp hoặc cao hơn mức này thì khả năng thành công
không cao, tốt nhất là để ở nhiệt độ 22-23 độ liên tục trong thời gian ươm cành
này nếu bạn có thể.
2.2. Độ ẩm :
Điều kiện độ ẩm cũng ko kém phần quan trọng so với điều kiện
nhiệt độ. Cành được chiết cần ở trong điều kiện độ ẩm rất cao (khoảng 90%). Để
giữ độ ẩm ở mức này người ta thường sử dụng bình phun sương (bình xịt nước cho
cây), nhưng thông thường khi cây thoát hơi nước ở trong lồng cũng đủ để giữ độ ẩm
này trong lồng chứa cành được chiết.
Thi thoảng cần mở lồng ươm cành ra để cho thoáng khí và lau
chùi những giọt nước bám vào nắp của lồng, việc này giúp cành có không khí mới
để sử dụng và cũng tránh được nấm mốc do độ ẩm quá cao. Thường trên nắp của lồng
ươm cành có một vài lỗ để thoát bớt hơi nước dư thừa.
2.3. Ánh sáng :
Nhu cầu ánh sáng của cây trong giai đoạn này rất ít, nhưng nếu
không có ánh sáng thì những cành được chiết sẽ dài ra, mất màu sắc và cuối cùng
sẽ chết. Để cung cấp ánh sáng cho cây cần để cây gần nguồn sáng. Có thể để cây
dưới ánh sáng tự nhiên (sau cửa sổ chẳng hạn) hoặc ánh sáng nhân tạo (đèn tuýp,
đèn MH hoặc HPS --> cho ánh sáng nhiều quang phổ màu xanh thích hợp với nhu
cầu của cành được chiết). Cần chiếu sáng khoảng ít nhất 10h một ngày và nếu có
thể thì 18h một ngày, nhiều người trồng cỏ đặt cây dưới ánh đèn liên tục
24h.
Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì cành được chiết sẽ mọc
rễ nhanh nhất với bóng đèn tuýp thông thường để cách ngọn của cành khoảng 20cm.
Mình cũng có thấy tại Grow shop hiện có bán những bóng đèn túyp chuyên dùng cho
việc ươm cành.
2.4. Những ứng cử viên sáng giá để ươm cành:
Một cành mập mạp ở phía dưới của cây nhưng không quá già
(hóc môn Auxine tập chung nhiều hơn ở những cành phía thấp), có ít nhất 2 đốt
(2 tán lá) và nhiều lá non có chiều dài ít nhất 3-4cm và chiều dài dài nhất là
10cm cho nhiều cơ hội thành công hơn những cành khác.
3. Thực hành và hình ảnh
Chiết cành & Ươm cành kiểu cổ điển
Dụng cụ cần thiết:
- 1 cây mẹ (hoặc cành do người khác đưa cho)
- 1 cốc nước
- 1 cuộn giấy nilon và một hộp bằng nhựa ---> để tự tạo lồng
ươm cành. Nếu có thể bạn nên mua lồng để ươm cây tại các growshops.
- 1 chiếc kéo hoặc dao lam (cần rửa qua cồn trước khi dùng để
tránh nhiễm trùng cành - điều này thi thoảng cũng xảy ra).
- Hóc môn để chiết cành (không bắt buộc nhưng nếu có sẽ giảm
được rất nhiều thời gian tạo rễ).
- Rockwool hay sản phẩm chiết cành của Jiffy (không bắt buộc
nhưng nếu có sẽ rất tốt).
* kinh nghiệm cá nhân: sản phẩm Clonex được sử dụng rất rộng
rãi tại thời điểm hiện tại cho việc mọc rễ tiến triển nhanh chóng với tỉ lệ
thành công rất cao:http://www.growthtechnology.com/product/clonex/
3.1. Bước 1 :
Cắt cành được chiết: Những cành không quá già, dài 5-7cm có
ít nhất 2 tán lá và ngọn đang phát triển khỏe mạnh phía dưới gần gốc cây. Cành
sau khi cắt được ngâm vào cốc nước (để cho sự vận chuyển nước trong cành được
diễn ra liên tục và tránh cho không khí lẫn vào trong lỗ hút của cành --> nếu
điều này xảy ra thì cành sẽ không có khả năng sống sót mà chết như kiểu bị úng
thân sau đó vài ngày).
3.2. Bước 2 :
Chuẩn bị chất nền để dâm cành được chiết. Nếu bạn sử dụng chất
nền Rockwool thì cần phải làm tamponnage để giữ cho pH ổn định. Nếu bạn sử
dụng sản phẩm của Jiffy thì cũng cần ngâm những chips này vào nước trước khi sử
dụng. Nếu bạn chỉ dùng đất thì cũng cần tưới nước cho đất ẩm.
Chuẩn bị hóc môn trợ giúp tạo rễ (Clonex). Nếu bạn sử dụng
hóc môn dạng bột thì chú ý ko để bột bám vào diện tích bề mặt cắt trên cành
(tránh để bột chặn đường dẫn nước của cành).
Cắt những lá bên dưới của cành, giữ lại 1 hoặc 2 lá non
3.4. Bước 4 :
- Sử dụng gel (Clonex): trong khoảng 2-3mm dưới của đốt
cành, cắt vát đi với dụng cụ sắc để tạo thành bề mặt tiếp xúc rộng nhất có thể
--> giúp cành hấp thụ nước nhanh hơn. Sau đó cho ngay vào gel (2-3cm).
- Sử dụng hóc môn dạng bột: trong khoảng 1cm dưới đốt của
cành, áp dụng trên 2-3cm.
3.4. Bước 4 bis :
Bước này nếu người dùng sử dụng hóc môn dạng bột. Cần phải cắt
lại lần thứ 2 sau khi nhúng cành vào bột lần thứ nhất (khoảng cách 2-3mn dưới đốt
cành sau khi đã nhúng vào bột). Ngược lại với chất gel dễ dàng được cành hấp thụ,
những hóc môn dạng bột nếu bao phủ lấy cành thì sẽ gây cản trở cành được chiết
hút nước ở phía dưới lên dẫn đến tỉ lệ thành công rất thấp).
3.5. Bước 5 :
Để cành được chiết trong chất nền (Rockwool hay sản phẩm
chips của Jiffy hay đất ướt). Sau đó bịt lỗ lại để cho chất nền tiếp xúc với
cành và cũng để tránh ánh sáng có thể làm hỏng hoạt động của hóc môn trợ giúp mọc
rễ.
3.6. Bước 6 :
Để những cành này vào "lồng ươm". Có thể sử dụng
những hộp có nắp trong suốt và có thể giữ ẩm, trước khi đóng nắp cần xịt nước
vào trong hộp để tăng độ ẩm (khoảng 90% là đẹp).
Nguyên lý cũng như trên nhưng thay vì cắt cành dứt khoát bằng
dụng cụ sắc thì người ta kéo cành lấy cả 1 phần vỏ cây (kỹ thuật này ko được
khuyên dùng trên những cây mẹ). Cách làm này tạo điều kiện cho cành được chiết
phát triển rễ dễ dàng hơn.
Chú ý: cách làm này ko được khuyên dùng nếu bạn sử dụng hóc
môn trợ giúp mọc rễ dạng bôt, hoặc nếu sử dụng phải thật chú ý ko để bột phủ
lên bề mặt tiếp xúc giữa những ống dẫn của cành và chất nền.
Trong khoảng từ 6-15 ngày rễ sẽ mọc ra với những điều kiện về
ánh sáng, độ ẩm... như đã nói ở phần trên. Khi rễ đã đủ nhiều thì cần phải chuyển
cây sang chậu nhỏ.
Khi sử dụng Hydro để trồng cây, người ta để nhẹ nhàng trong
những chất nền to hơn tránh làm hại đến rễ mới mọc còn yếu.
Nếu những lá phía dưới của cành được chiết chuyển sang màu
vàng vào giai đoạn cuối của sự mọc rễ thì đó là chuyện bình thường, lý do là
cành đã sử dụng đường dự trữ trong những lá phía dưới này để cung cấp năng lượng
cho cây để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cần loại bỏ những lá này sau khi
chuyển cây sang chậu nhỏ.
Lúc này nếu bạn có thể thì nên cung cấp những chất dinh dưỡng
Root Bosster để trợ giúp cho rễ phát triển nhanh trong chất nền mới. Tới khi sự
phát triển của cây ổn định lại thì bắt đầu áp dụng nhưng chất dinh dưỡng cho
giai đoạn phát triển như bình thường.
Nếu sử dụng chất nền trong kỹ thuật trồng Hydro thì lúc này
cần đặt trong 1 chậu có 1-2cm nước dưới đáy (mực nước không được cao hơn 1/4 so
với chiều cao của chất nền để tránh làm rễ nghẹt thở). Đến khi rễ đã phát triển
vượt ra ngoài chất nền thì đây là thời điểm để chuyển cây sang bi đất sét, đất
dừa hay aeroponie...
***Chiết cành trực tiếp trên cây: Còn một phương pháp chiết
cành trực tiếp trên cây cho kết quả thành công gần như 100% thích hợp với những
người trồng cây trong tủ nhỏ không có diện tích để nhân giống:
***Video tham khảo: https://youtu.be/zQoSnuMo2UE
0 Comment "Kỹ thuật chiết cành và ươm cành"
Đăng nhận xét