3 Lời Khuyên Để Xác Định Giới Tính Của Cây Cần Sa
Xin chào các bạn.
Xác định giới tính của một cây
cần sa được gieo từ hạt là vấn đề cơ bản đã được đề cập trong nhiều bài viết đã
post trên blog Việt Growers. Bạn nào chưa biết có thể tìm đọc những bài này
trên Blog ở phần Albums hình, mỗi hình ảnh ứng với 1 bài viết (bài dịch).
Dưới đây là 3 lời khuyên rất bổ
ích trong việc xác định giới tính của cây cần sa được gieo từ hạt (hạt
regular).
1. Phương pháp duy nhất để xác
định giới tính của cây cần sa (tỉ lệ 100%) là chiết cành (clone):
- Sử dụng bất kỳ 1 cành nào của
cây cần sa muốn xác định giới tính để chiết cành.
- Sau một vài ngày tới 1 tuần khi
cành chiết đã bắt đầu đâm rễ, growers cần chuyển ánh sáng (quang phổ đỏ/cam)
xuống 12h chiếu sáng và cho cành mới ươm ngủ 12h mỗi ngày. Chú ý không bao giờ
được làm phiền cây trong 2 tuần đầu tiên khi chuyển chế độ chiếu sáng xuống
12/12 (nếu cây nhìn thấy ánh sáng trong lúc ngủ trong khoảng thời gian này thì
sự nở hoa sẽ kéo dài hơn, nhịp sinh học có thể bị rối loạn). Chú ý: cây mẹ vẫn
để dưới ánh sáng 18/6.
- Bởi vì clones có ADN giống hệt
như cây mẹ, do đó cũng có cùng giới tính, một khi clone đã nở hoa thì growers
có thể quan sát bằng mắt thường giới tính của clone = xác định được giới tính
của cây mẹ. Chú ý phải đánh dấu cây mẹ và clone để tránh sự nhầm lẫn nếu bạn
xác định giới tính của nhiều cây được gieo từ hạt (hạt regular).
- Cây đực, cây cái và cây lưỡng
tính có thể quan sát bằng mắt thường khi cây bước vào giai đoạn nở hoa:
+ Cây đực:
+ Cây cái:
+ Cây lưỡng tính:
2. Dựa vào vị trí hạt nảy mầm
Phương pháp này có vẻ hơi kỳ lạ
nhưng rất nhiều growers đã sử dụng cách này để xác định giới tính của cây cần
sa ngay sau khi hạt nảy mầm với tỉ lệ thành công lên tới 90%:
- Khi mầm trắng của cây lộ ra,
growers cần quan sát xem mầm trắng này mọc ra từ đâu: Nếu mầm mọc ra từ đầu
trên hoặc đầu dưới của hạt ---> cây cái. Nếu mầm trắng mọc ra từ giữa (hai
cạnh bên của hạt) ---> cây đực.
- Phương pháp này chưa được
nghiên cứu trên góc độ khoa học và có tỉ lệ thành công 90% thế nên không thể
dựa hoàn toàn vào phương pháp này để chắc chắn về giới tính của hạt được gieo.
3. Cây đực trưởng thành nhanh hơn
cây cái
Đây là một trong những phương
pháp thường được dùng để xác định giới tính của cây cần sa. Trung bình, cây đực
đạt tới độ trưởng thành trước 2 tuần so với cây cái. Cây đực phát triển nhanh
hơn và to lớn hơn cây cái. Chú ý: Không khuyên dùng cho các growers chưa có
kinh nghiệm trong việc xác định giới tính.
(Chỉ áp dụng cho outdoor): Ngoài
ra cây cái cũng phát triển một hệ thống cành bên phức tạp hơn cây đực. Cây đực
ngược lại sẽ phát triển cao lớn và cành bên phát triển đơn giản hơn (thưa hơn).
0 Comment "3 Lời Khuyên Để Xác Định Giới Tính Của Cây Cần Sa"
Đăng nhận xét